×
TÌM KIẾM
EveryVietStudent.com
Một Nơi An Toàn Để Khám Phá Những
 Câu Hỏi Về Đời Sống và Đức Chúa Trời
Sự hiện hữu

Phải chăng Đức Chúa Trời là một chú Voi?

Thí dụ về Người Mù xem Voi với suy luận triết học của các triết lý tôn giáo.

WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More PDF

phỏng theo David Horner

Có một sự suy luận phổ biến giống nhau thường thấy ở tất cả các tôn giáo đó là cách thức mà các tôn giáo dùng để hợp lệ hóa sự mô tả về Đức Chúa Trời (Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa). Đặc biệt hơn nữa là các giáo đồ (người tin và theo một tôn giáo nào đó) rất yêu thích tính tương đồng của triết lý tôn giáo này. Bởi vì nó làm cho các tôn giáo đều tương tự như nhau, làm cho tất cả các tôn giáo đều có vẻ rất “chính xác” khi mô tả Đức Chúa Trời của họ.

Sự suy luận là thế này: Có 4 người mù đi xem voi, điều đặc biệt là từ khi mới sinh ra đời, cả bốn người này đều chưa từng biết một sự mô tả nào về con vật này trước đó, thế là họ cùng dò dẫm, tìm kiếm để hiểu và diễn tả lại điều này như thể là một sự việc rất mới mẻ. Một người túm lấy được cái vòi và liền kết luận nó trông giống như một con rắn; Một người khác sau khi khám phá tỉ mỉ một cái chân của con voi liền mô tả nó giống như một cái cây. Người thứ ba sờ đến cái đuôi của con voi và liền loan báo rằng nó trông giống như một sợi dây thừng. Và người mù thứ tư, khi đã khám phá một phần ở phía bên thân của con voi, người này quả quyết, không phải những cái kia, chắc chắn là nó giống như một bức tường!

Mỗi người trong sự đui mù của mình họ mô tả cùng một điều: con voi. Tuy nhiên, dù cùng diễn tả một đối tượng, mỗi người lại đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược nhau và đều không đúng sự thật.

Cũng một thể ấy, đây là điều tương tự với các tôn giáo của thế giới – các tôn giáo cùng mô tả một đối tượng nhưng trong những cách rất khác nhau. Vì vậy, người ta rút kết luận rằng không có tôn giáo nào có riêng biệt một lẽ thật kín dấu, nhưng tất cả đều được hợp lý hóa trong một quan điểm là có sự tương đồng về bản chất.

Điều này đã gây nên tác động mạnh và là ý tưởng khiêu khích, với một vẻ rất dứt khoát, dường như là các tôn giáo đã nắm bắt được một vài điều về lẽ thật.

Nếu Đức Chúa Trời là vô hạn còn chúng ta là hữu hạn, thì có hợp lý không khi cho rằng không ai trong chúng ta có thể hiểu thấu được sự phi thường của Ngài?

Trước tiên, có một sự kiện khá quan trọng: con voi. Điều mà những người mù cố gắng để diễn tả thì sự thật là một con voi chứ không phải điều gì khác. Cũng thế, có những câu hỏi thực sự về Đức Chúa Trời, đại loại như: “Đức Chúa Trời có tồn tại không?” là câu hỏi thuộc về sự kiện, cũng giống như khi ta hỏi: “Có phải nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết Truyện Kiều không?” Theo cách đó, điều này luôn luôn là sự thật dẫu cho có người nào đó tin hoặc không tin và ai phủ nhận ắt sẽ mắc phải sai lầm. Vì thế, khi nhìn chung các quan điểm, dù đề cập đến con voi hay bản tánh của Đức Chúa Trời, cả hai đều giống nhau sự thật.

Thứ nhì, cả bốn người mù, trên thực tế họ đã mắc phải sai lầm. Đó là một con voi chứ không phải một bức tường hoặc một sợi dây thừng hoặc một cái cây hay là một con rắn. Các nhận định của họ nhìn chung đều là không đúng với sự thật – điều giống nhau duy nhất mà bốn người mù này có, chính là sự sai lầm. Tương tự, tính đa tư tưởng trong các tôn giáo cũng muốn bày tỏ ra rằng tất cả các tôn giáo đều có những quan niệm sai lầm và không có tôn giáo nào đúng sự thật.

Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, việc dùng suy luận triết học cũng không mang lại bất kỳ sự tiết lộ thông tin đặc biệt nào. Nếu có một người thứ năm đến - một người có thể nhìn thấy (và dĩ nhiên là người này có khả năng chứng minh trong ánh sáng những bằng chứng vững chắc của mình) - nhìn thấy cảnh trạng đang diễn ra, và rồi người này đã mô tả con voi chính là một con voi. Điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn điều này sẽ làm thay đổi quan điểm một cách hoàn toàn.

Chúa Giê-xu, Đấng độc nhất vô nhị, ở giữa các giáo chủ của các tôn giáo trong lịch sử, được khẳng định chính là “người thứ năm”, một sự mặc khải cuối cùng của Đức Chúa Trời. Có nhiều người sau khi đã nhìn xem các phép lạ Chúa Giê-xu làm, lắng nghe Ngài giảng dạy đã tỏ ra bực tức bởi vì Ngài tuyên bố một cách rõ ràng về thần tính của Ngài. “Vì thế, người Do Thái càng tìm cách giết Ngài, vì Ngài không chỉ phá luật ngày sa-bát mà còn gọi Đức Chúa Trời là Cha, tự cho mình bình đẳng với Đức Chúa Trời.”1

Chúa Giê-xu, vì thế, Ngài mời gọi chúng ta đến và tin nhận Ngài nếu chúng ta muốn Đức Chúa Trời chấp nhận và hài lòng với chúng ta… “Ta là bánh của sự sống. Ai đến với Ta chẳng hề đói, ai tin Ta chẳng hề khát.”2 Nếu bạn muốn biết về sự đáng tin cậy của Chúa Giê-xu, “người thứ năm” trong bài viết này? Đây là đề mục có thể thỏa đáp cho bạn: Vượt Trên Đức Tin Mù Quáng.

 Làm thế nào để bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời
 Tôi có một câu hỏi…

Ghi Chú: (1) Giăng 5:18 (2) Giăng 6:35


CHIA SẺ BÀI BÁO NÀY:
WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More